Cách Chụp Ảnh Thiếu Sáng Bạn Không Thể Bỏ Lỡ (2024)

Chụp ảnh thiếu sáng luôn là một trong những thử thách không dễ dàng đối các nhiếp ảnh gia mới học nghề. Tuy nhiên, những bức ảnh thiếu sáng chỉ cần một chút kĩ năng, một chút khéo léo là bạn sẽ khiến cho người khác phải trầm trồ đấy. Trong bài viết dưới đây, BH Asia sẽ chia sẻ với bạn một vài cách chụp ảnh trong phòng thiếu sáng dành cho những người chưa có kinh nghiệm để có thể mang lại những bức hình đẹp nhất nhé.

Contents

  • 1 Điều chỉnh ISO của máy
  • 2 Điều chỉnh khẩu độ của máy ảnh
  • 3 Sử dụng tốc độ màn trập thấp
  • 4 Ống kính khẩu lớn
  • 5 Sử dụng các nguồn ánh sáng khác
  • 6 Chụp ảnh RAW
  • 7 Tính năng lấy nét tự động
  • 8 Xử lý hình ảnh

Điều chỉnh ISO của máy

Cách chụp ảnh trong phòng thiếu sáng đầu tiên mà bạn không thể không nắm được đó là điều chỉnh ISO của máy cho phù hợp nhất. ISO hiểu đơn giản đó là một chỉ số giúp tăng giảm độ sáng của ảnh. Chỉ số ISO càng cao thì ảnh càng sáng. Trong môi trường ánh sáng yếu hoặc thiếu sáng thì bạn cần điều chỉnh chỉ số ISO lên mức cao phù hợp.

Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý rằng, việc chọn và điều chỉnh chỉ số ISO bên cạnh việc giúp cho hình ảnh nhận thêm nhiều ánh sáng thì nó cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng bức ảnh. ISO khiến cho bức ảnh bị nhiễu hạt. Nếu bạn tăng nó quá mức sẽ làm cho ảnh bị cháy. Vì vậy, để có được bức ảnh hoàn hảo nhất, bạn cần lựa chọn và kiểm tra được giá trị ISO thấp nhất có thể.

Cách Chụp Ảnh Thiếu Sáng Bạn Không Thể Bỏ Lỡ (1)

ISO là một chỉ số giúp tăng giảm độ sáng của bức ảnh

Điều chỉnh khẩu độ của máy ảnh

Những bạn mới vào nghề, để ảnh thiếu sáng đầu tiên bạn phải nắm được các điều chỉnh khẩu độ lens cho phù hợp. Với tốc độ màn trập không đổi, khi khẩu độ mở càng to thì ảnh càng sáng và ngược lại.

Trong trường hợp, bạn muốn chụp ảnh chân dung của ai đó trong điều kiện ánh sáng yếu thì hãy mở khẩu độ đến mức tối đa để có thể đảm bảo cho ánh sáng vào cảm biến là nhiều nhất để tấm ảnh đủ sáng.

Cách Chụp Ảnh Thiếu Sáng Bạn Không Thể Bỏ Lỡ (2)

Khẩu độ mở càng to, bức ảnh càng sáng

Tham khảo ống kính Sigma 30 1.4 fuji có khẩu độ F/1.4 lớn và hiệu quả trong điều kiện ánh sáng yếu

Sử dụng tốc độ màn trập thấp

Một trong những cách chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng nữa đó là sử dụng tốc độ màn trập thấp. Bởi trong nhiếp ảnh nếu “thời gian lộ sáng càng lâu thì hình ảnh sẽ nhận được nhiều ảnh sáng hơn”. Trong những trường hợp ánh sáng không đủ, bạn chỉ nên sử dụng tốc độ màn trập ở các mức 1/15s, 1/8s, 1/2s, 1s. Và đừng quên sử dụng chân máy để đảm bảo hình ảnh không bị rung, nhòe nhé.

Cách Chụp Ảnh Thiếu Sáng Bạn Không Thể Bỏ Lỡ (3)

Trong môi trường thiếu sáng nên sử dụng màn trập thấp

Ống kính khẩu lớn

Một cách chụp ảnh trong phòng thiếu sáng nữa đó là sử dụng những ống kính có độ mở lớn. Hầu hết những ống kính được chọn để chụp trong điều kiện ánh sáng yếu sẽ có độ mở lớn từ f/3.5, f/2.8, f/2 hay f/1.8 và f/1.2. Độ mở của ống kính càng lớn thì lượng ánh sáng thu được sẽ càng nhiều. Đồng thời nó cũng đảm bảo được tốc độ màn trập để có hình ảnh ấn tượng nhất.

Sử dụng các nguồn ánh sáng khác

Trường hợp bạn chụp ảnh trong nhà mà nguồn ánh sáng cung cấp không đủ thì có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các nguồn sáng xung quanh như đèn học, đèn cầy,… Cách chụp ảnh trong phòng thiếu sáng này mặc dù cung cấp lượng ánh sáng không lớn nhưng cũng đủ để mang đến cho bạn những bức hình độc đáo, lạ mắt đấy.

Cách Chụp Ảnh Thiếu Sáng Bạn Không Thể Bỏ Lỡ (4)

Các nguồn sáng khác giúp cho ra những bức ảnh chất lượng trong môi trường thiếu sáng

Chụp ảnh RAW

Nếu trong điều kiện ánh sáng yếu, cần chụp ảnh thì bạn đừng quên chế độ chụp ảnh RAW nhé. Tính năng này sẽ giúp cho việc xử lý hậu kỳ đạt được độ linh hoạt cao nhất và giữ lại được chất lượng ảnh tốt nhất. Đặc biệt, khi chụp ảnh nhiều người muốn giảm lượng noise kỹ thuật số để đẩy ISO lên cao nhưng lúc này sẽ khiến cho màu sắc và độ tương phản trở nên không thật, bức ảnh trở nên thô hơn. Và lựa chọn chụp ảnh RAW sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng đó.

Tính năng lấy nét tự động

Một trong những cách chụp ảnh trong phòng thiếu sáng khác đó là chú ý đến tính năng lấy nét tự động. Vì vậy hãy lưu ý rằng, tính năng lấy nét luôn luôn được bật. Hiện nay, nhiều hãng sản xuất máy ảnh kỹ thuật số đã trang bị đèn hỗ trợ lấy nét tự động. Khi chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu, bạn chỉ cần bật nó lên là có được những bức ảnh sắc nét rồi.

Cách Chụp Ảnh Thiếu Sáng Bạn Không Thể Bỏ Lỡ (5)

Bạn nên để chế độ lấy nét luôn được bật nhé

Sigma 24-70 f2.8 sony được bổ sung nút tự động lấy nét AF giúp tạo ra hiệu suất lấy nét mượt mà, trơn tru hơn

Xử lý hình ảnh

Dĩ nhiên rằng bước xử lý hình ảnh là không thể thiếu khi chụp ảnh trong môi trường thiếu sáng. Bởi khi bạn dùng các phần mềm hỗ trợ chỉnh sửa sẽ giúp tăng độ sáng cho bức ảnh đến mức cần thiết, có thể giảm độ tương phản, độ bóng…. Quan trọng hơn cả là xử lý ảnh sẽ giúp những hạt nhiễu khi phải chụp ở ISO cao giảm đi đáng kể và bức ảnh bạn nhận được vừa có độ sắc nét, lại không bị mất đi chủ đề chính.

Tuy nhiên bạn không nên phụ thuộc và cách chụp ảnh thiếu sáng này quá nhiều, muốn là thợ ảnh chuyên nghiệp thì phải kết hợp được một cách hài hòa giữa kỹ thuật chụp ảnh và kỹ năng hậu kỳ.

Xem thêm: TOP 7 LENS FUJIFILM X MOUNT TỐT NHẤT 2022 KHÔNG THỂ BỎ LỠ

Trên đây là tổng hợp và chia sẻ về các cách chụp ảnh trong phòng thiếu sáng dành cho những ai mới bắt đầu học nghề nhiếp ảnh. Hãy biết cân bằng và vận dụng chúng thích hợp để có được những tấm ảnh đẹp nhất. Chúc bạn thành công!

Cách Chụp Ảnh Thiếu Sáng Bạn Không Thể Bỏ Lỡ (2024)
Top Articles
Latest Posts
Recommended Articles
Article information

Author: Melvina Ondricka

Last Updated:

Views: 5281

Rating: 4.8 / 5 (68 voted)

Reviews: 91% of readers found this page helpful

Author information

Name: Melvina Ondricka

Birthday: 2000-12-23

Address: Suite 382 139 Shaniqua Locks, Paulaborough, UT 90498

Phone: +636383657021

Job: Dynamic Government Specialist

Hobby: Kite flying, Watching movies, Knitting, Model building, Reading, Wood carving, Paintball

Introduction: My name is Melvina Ondricka, I am a helpful, fancy, friendly, innocent, outstanding, courageous, thoughtful person who loves writing and wants to share my knowledge and understanding with you.